Giải pháp phần mềm quản lý phân phối chống lấn tuyến lấn vùng bằng qrcode

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với nhiều chi phí phát sinh từ việc phân phối, vận chuyển hàng hóa và thuê nhân công. Đồng thời, họ còn phải vượt qua các thách thức trong việc đưa sản phẩm ra thị trường cũng như quản lý nội bộ. Đối với những doanh nghiệp chưa xây dựng được hệ thống quản lý chặt chẽ, tình trạng tràn hàng thường xuyên xảy ra. Đây là một vấn đề nghiêm trọng khi các đại lý và nhà phân phối lợi dụng mức chiết khấu chênh lệch để tạo ra lợi nhuận riêng, khiến doanh nghiệp khó kiểm soát được mức tiêu thụ thực tế và đưa ra các chiến lược kinh doanh không hiệu quả.

Bán lấn vùng là gì?

Bán lấn vùng là trường hợp các đại lý phân phối hàng hóa sai khu vực được công ty quy định. Đối tượng bán hàng sai khu vực gồm: chủ đại lý phân phối, các nhân viên kinh doanh, khách hàng buôn sỉ…

Vì sao lại có hiện tượng tràn hàng?

Hiện tượng tràn hàng xảy ra do doanh nghiệp áp dụng mức giá phân phối khác nhau cho từng địa lý tùy thuộc vào khoảng cách địa lý từ kho phân phối đến địa điểm bán. Điều này làm cho nhiều điểm bán không hợp tác trực tiếp với doanh nghiệp mà hợp tác với những đại lý mà doanh nghiệp phân phối giá thấp hơn để lấy hàng. Việc các đại lý tự ý phân phối hàng hóa không theo kế hoạch của doanh nghiệp chính là hiện tượng tràn hàng.

 Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ như hàng hóa có thể bị thất thoát ra thị trường nhiều hơn dự kiến với mức giá rẻ hơn sẽ làm doanh thu giảm xuống ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Có các lý do chính dẫn đến hiện tượng tràn hàng như:

  • Trục lợi cá nhân: Các đại lý mang hàng hóa hết hạn, nhái, giả để bán hoặc bán với giá cả cao hơn để trục lợi cá nhân. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu mà còn cả uy tín của nhà sản xuất.
  • Cạnh tranh trên thị trường: Việc tranh giành khách hàng từ các đại lý cũng là một lý do khiến hiện tượng tràn hàng xảy ra.
  • Quản lý không chặt chẽ: Một nguyên nhân cốt yếu đến từ sự quản lý lỏng lẻo của nhà sản xuất, doanh nghiệp khi phân phối khiến mất kiểm soát hàng hóa.

“Tràn hàng” đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp ngày càng suy yếu. Vậy, “tràn hàng” nguy hiểm đến mức nào ? 
Việc bán lấn vùng lấn tuyến mang lại những hậu quả khó lường, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các hậu quả phải kể đến như:

– Khiến doanh nghiệp đánh giá sai về mức độ tiêu thụ hàng hóa theo từng khu vực. Chính điều này dẫn đến các chiến lược bán hàng, chiến dịch truyền thông trở nên thiếu chính xác

– Rất dễ tạo ra mâu thuẫn giữa các đại lý phân phối với nhau, giữa đại lý phân phối và nhân viên kinh doanh hoặc giữa các kênh phân phối…

– Khả năng mất đi thị phần vào đối thủ cạnh tranh là điều có thể xảy ra vì khu vực phân phối không được khai thác triệt để và chăm sóc tốt nhất.

Làm thế nào để doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý tràn hàng?

Tình trạng tràn hàng diễn ra ngày càng phổ biến, mạng lưới càng nhiều kênh phân phối thì doanh nghiệp càng khó quản lý. Vậy tại sao những doanh nghiệp lớn vẫn hoạt động hiệu quả, phải chăng họ không gặp phải hiện tượng này ? Làm cách nào mà họ có thể quản lý tràn hàng mà vẫn tiết kiệm được chi phí ? Đây chắc hẳn là dấu hỏi mà nhiều nhà quản trị muốn có lời giải đáp.

Thực tế, rất ít doanh nghiệp phân phối tránh được tình trạng tràn hàng. Tuy nhiên những doanh nghiệp lớn thay vì sử dụng những phương án thủ công để khắc phục thì họ áp dụng công nghệ thông minh, hiện đại để quản lý. Giải pháp sử dụng mã QR code chống lấn tuyến lấn vùng đang được rất nhiều doanh nghiệp lớn tin tưởng lựa chọn làm chìa khóa cho bài toán này.

LỢI ÍCH CỦA GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MÃ QR CODE CHỐNG TRÀN HÀNG, LẤN TUYẾN LẤN VÙNG

  • Mặt hàng được mã hóa, quản lý đến từng đơn vị sản phẩm : Mỗi sản phẩm sẽ sở hữu một mã định danh qrcode duy nhất trên toàn cầu, từ đó doanh nghiệp quản lý được thông tin hàng hóa đang ở đâu, mua bán thời gian nào.

  • Góp phần ngăn chặn hàng giả, hàng nhái: Mỗi mã tem truy xuất nguồn gốc đều có thể cảnh báo cho người tiêu dùng về trạng thái của sản phẩm như đã hết hạn, có thể bị làm giả, có thể đã được quét nhiều lần để mua đi bán lại,...
  • Tiết kiệm thời gian - nhân lực - chi phí để quản lý: Chỉ thông qua một hệ thống dữ liệu duy nhất, nhà quản lý có thể đảm đương công việc của nhiều người với sự hỗ trợ của công nghệ cao.
  • Đảm bảo doanh thu không bị thất thoát: Ngăn chặn các hành vi bán phá giá, nâng gia, cạnh tranh giữa các đại lý, khu vực phân phối.
  • Đánh giá tình hình thị trường: Đánh giá chính xác nhu cầu của người dùng trên thị trường tại từng địa điểm, khu vực và thời gian.

Ngoài những lợi ích ở trên đối với việc chống tràn hàng, giải pháp truy xuất nguồn gốc của ZPS còn có rất nhiều tiện ích khác hỗ trợ cho chuỗi cung ứng và người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận cũng như mua bán sản phẩm.

Người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng thông qua việc quét mã qrcode bằng thiết điện thoại cá nhân.

Trên đây là các thông tin về hiện tượng tràn hàng, ảnh hưởng của tràn hàng đến doanh nghiệp và cách thức để chống tràn hàng. Mong rằng nội dung này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết trong việc cải thiện kế hoạch kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai!

Bài viết liên quan:

Hệ thống quản lý khuyến mại tặng quà, quay số trúng thưởng

Hệ thống quản lý đăng ký và check-in suất ăn trưa sử dụng qrcode


DỊCH VỤ CỦA ZPS

Bài viết liên quan